02/05/2024

1016 Lượt xem

  1. Mục tiêu đào tạo 

Ngành Công nghệ chế tạo máy (CNCTM) đào tạo ra những kỹ thuật viên:

  • Có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực cơ khí và có kỹ năng vận hành thành thạo các loại máy móc gia công cơ khí truyền thống và tự động (tương đương tay nghề bậc 3/7).
  • Có kỹ năng về phân tích, đo đạc, kiểm tra, vẽ và thiết kế các chi tiết máy, cụm máy và các hệ thống thiết bị cơ khí bằng phương pháp thủ công cũng như sử dụng các thiết bị, máy móc đo đạc, kiểm tra hiện đại.
  • Có kỹ năng đọc, hiểu bản vẽ kỹ thuật để vẽ, thiết kế và triển khai quy trình công nghệ và gia công chế tạo sản phẩm.
  • Có khả năng thiết kế chương trình gia công chi tiết máy tự động CNC bằng thủ công hoặc bằng các phần mềm cơ khí máy vi tính và có thể trực tiếp vận hành máy gia công tự động CNC để chế tạo ra các sản phẩm, máy móc cơ khí.
  • Có khả năng thích ứng cao với các vị trí công việc khác nhau liên quan đến: Thiết kế, thi công chế tạo, vận hành máy, bảo trì bảo dưỡng các hệ thống máy móc, thiết bị cơ khí.

Hình 1. Các lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy

  1. Chuẩn đầu ra

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành CNCTM có thể đáp ứng các khả năng sau:

  • Đạt được các kiến thức cơ sở và cơ bản trong lĩnh vực cơ khí chế tạo máy như: Toán học, Nguyên lý máy, Chi tiết máy, Công nghệ chế tạo máy, Vật liệu học, …
  • Đọc, hiểu và phân tích các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành cơ khí.
  • Đọc, hiểu, phân tích và thiết lập dung sai, yêu cầu kỹ thuật trên bản vẽ kỹ thuật cơ khí.
  • Phân tích, tính toán, thiết kế hoàn chỉnh quy trình công nghệ gia công và chế tạo hoàn chỉnh các chi tiết máy, bộ phận máy, cụm máy và hệ thống máy móc cơ khí.
  • Phân tích, thiết kế và lắp ráp hoàn chỉnh hệ thống điều khiển tự động bằng khí nén, thuỷ lực, điện khí nén, điện thuỷ lực.
  • Đạt kiến thức về các quá trình vận hành các loại máy móc cơ khí, máy gia công cắt gọt vạn năng, máy gia công tự động CNC.
  • Tổ chức sản xuất, làm việc nhóm trong môi trường công nghiệp và các môi trường làm việc khác nhau.
  • Đạt trình độ Tin học căn bản và sử dụng thành thạo máy vi tính để phục vụ các công việc hàng ngày, đạt trình độ Anh văn giao tiếp.
  • Thực hiện vẽ và thiết kế các chi tiết, thiết bị máy móc cơ khí bằng phương pháp thủ công đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm đồ hoạ 2D, 3D chuyên ngành cơ khí để vẽ và thiết kế các chi tiết máy, cụm máy đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Vận hành thành thạo và an toàn các loại máy móc, thiết bị hàn như: Máy hàn điện, Máy hàn TIG, MAG… để chế tạo các sản phẩm cơ khí.
  • Sử dụng thành thạo và an toàn các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ đo đạc và kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí như: Máy đo độ cứng, Máy đo độ nhám… để phục vụ công tác kiểm tra chất lượng thành phẩm.
  • Vận hành thành thạo và an toàn các thiết bị, máy gia công cơ khí truyền thống như: Máy Tiện vạn năng, Máy Phay vạn năng, Máy Mài tròn, Máy cưa sắt… để gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí.
  • Vận hành thành thạo và an toàn các máy gia công chính xác hiện đại như: Máy Tiện CNC, Máy Phay CNC, Máy cắt dây… để gia công chế tạo các sản phẩm cơ khí.
  • Thiết kế sơ đồ mạch khí nén, thuỷ lực, điện khí nén, điện thuỷ lực thông thường cho các máy móc cơ khí, hệ thống tự động.
  • Đọc, hiểu và giải thích được các tài liệu bằng tiếng Anh chuyên ngành cơ khí ở mức độ cơ bản phục vụ cho công việc.
  1. Vị trí công việc sau khi tốt nghiệp

Sinh viên ngành Công nghệ chế tạo máy sau khi tốt nghiệp có đầy đủ kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên môn của ngành cơ khí và có kỹ năng, thái độ với nghề nghiệp, có thể đảm nhận các vị trí công việc như sau:

  • Khi mới vừa tốt nghiệp:
  1. Kỹ thuật viên hàn với tay nghề cao.
  2. Kỹ thuật viên gia công cơ khí (tương đương bậc 3/7) tại các xưởng cơ khí.
  3. Kỹ thuật viên thiết kế và vận hành máy gia công cơ khí tự động CNC.
  4.     Kỹ thuật viên, cán bộ kỹ thuật chuyên kiểm tra chất lượng sản phẩm cơ khí.
  5.     Kỹ thuật viên, cán bộ kỹ thuật sửa chữa và bảo trì hệ thống điện trên máy cắt kim loại.
  6.     Kỹ thuật viên vận hành, sửa chữa và bảo trì hệ thống cơ khí, hệ thống điện cơ bản trên máy móc và dây chuyền tự động.
  7.     Cán bộ kỹ thuật – chuyển giao công nghệ và nhân viên bán các loại máy móc, thiết bị cơ khí và máy công cụ.
  8.     Liên thông học tập ở trình độ cao hơn, có khả năng tự học và tự bồi dưỡng kiến thức liên quan để phục vụ cho công việc.
  • Sự nghiệp lâu dài:
  1.     Chuyên viên tư vấn, thiết kế, thi công, lắp đặt các hệ thống máy móc cơ khí.
  2.   Cán bộ giám sát kỹ thuật.
  3.   Trưởng ca sản xuất.
  4.   Tổ trưởng kỹ thuật.
  5.   Trưởng phòng vận hành hệ thống dây chuyền tự động.
  6.   Trưởng phòng kỹ thuật.
  7.   Giáo viên dạy nghề cơ khí trong các trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề.
  8.   Tự thành lập và tự làm chủ công ty nhỏ, hoặc xưởng gia công cơ khí, chế tạo máy móc.
  9.   Chủ doanh nghiệp, công ty chuyên tư vấn, mua bán máy móc, thiết bị cơ khí.
  10. Thời gian đào tạo và cơ hội học tập nâng cao

Thời gian đào tạo: 3 năm. Tuy nhiên chương trình học cho phép sinh viên có cơ hội học vượt để có thể rút ngắn thời gian đào tạo còn từ 2 – 2,5 năm.

Sinh viên được phép học vượt cấp theo trình tự cấp độ, học song ngành, tức có thể học bổ sung một số môn học để được cấp thêm chứng chỉ chính quy tương đương của một trong các ngành học sau: Công nghệ kỹ thuật Cơ khí; Công nghệ Cơ điện tử.

Đủ điều kiện học liên thông lên trình độ Đại học và cao hơn sau khi tốt nghiệp với tất cả các trường đại học được phép đào tạo liên thông trên cả nước với chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy hoặc các ngành tương đương như: Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ cơ điện tử, Công nghệ tự động hóa.

  1. Nội dung chương trình

Ngành Công nghệ Chế tạo máy được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa kỹ thuật gia công cơ khí truyền thống và công nghệ hiện đại. Chuyên ngành đào tạo, cung cấp cho sinh viên khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực cơ khí truyền thống và hiện đại, vận dụng kiến thức trong học tập, rèn luyện kỹ năng chuyên môn và xã hội. Chương trình đào tạo được tóm tắt một cách tổng quát theo hình sau:

Hình 2. Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy.

Toàn bộ khoá học bao gồm:

Số lượng môn học, học phần: 42 môn học

Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 90 tín chỉ (Không kể GDTC – GDQP)

Khối lượng các môn học chung/ đại cương: 27 tín chỉ

Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 63 tín chỉ

Khối lượng lý thuyết: 33 tín chỉ; thực hành, thực tập, thí nghiệm: 57 tín chỉ 

  1. Cơ sở vật chất
  • Hệ thống các phòng học đạt tiêu chuẩn đào tạo; thư viện đầy đủ sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu học tập luôn được cập nhật; ký túc xá được trang bị tiện nghi hoàn chỉnh.
  • Phòng thực hành máy tính 1, 2, 3 (thực hành các môn học chuyên ngành như: vẽ, thiết kế cơ khí, thiết kế mạch điều khiển khí nén – thuỷ lực, thiết kế mô hình sản phẩm, thiết kế chương trình gia công kỹ thuật số trên máy tự động CNC, mô phỏng và vận hành máy gia công tự động CNC)
  • Xưởng thực tập nguội (thực tập rèn luyện kỹ năng cơ khí cơ bản như: nguội, khoan, mài, dũa, gò, …)
  • Phòng thực tập Hàn (thực tập rèn luyện kỹ năng Hàn cơ bản, hàn công nghệ cao)
  • Xưởng thực tập Tiện – Phay (thực tập rèn luyện kỹ năng vận hành, gia công các sản phẩm cơ khí điển hình)
  • Phòng thực tập Khí nén – Thủy lực (thực tập thiết kế, lắp ráp mạch điều khiển hệ thống bằng khí nén, thuỷ lực)
  • Phòng thực tập CNC (thực tập rèn luyện kỹ năng vận hành, gia công các sản phẩm cơ khí trên máy gia công tự động như: máy tiện CNC, máy phay CNC, máy cắt dây, …)
  • Phòng thực tập CAD – CAM (thực tập vẽ, thiết kế sản phẩm cơ khí dạng mô hình 2D, 3D, và thiết kế chương trình gia công kỹ thuật số cho các máy gia công cơ khí tự động CNC)
  • Phòng thí nghiệm vật liệu (thực hành các phương pháp nhiệt luyện; các phương pháp đo độ cứng, kiểm định độ cứng của vật liệu)
  • Phòng nghiên cứu chuyên môn (dành cho sinh viên đam mê nghiên cứu và phát huy tiềm năng nghiên cứu khoa học, có sự hướng dẫn trực tiếp của các giảng viên).

Hình 3. Các xưởng thực tập, phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ giảng dạy

Chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy tại trường Cao đẳng Công thương TP.HCM 

  1. Các hoạt động và thành tích nổi bật của ngành

Hàng năm, Khoa và Bộ môn thường xuyên tổ chức các hoạt động Đoàn đội, các cuộc thi tay nghề, hội trại truyền thống, mùa hè xanh và các cuộc thi chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Cùng với định hướng phát triển của Nhà trường và Khoa Cơ khí, giảng viên của Khoa liên tục cập nhật kiến thức mới, không ngừng tiếp cận khoa học kỹ thuật hiện đại, đầu tư nghiên cứu khoa học nhằm liên tục nâng cao trình độ cá nhân, đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm tạo điều kiện tối đa cho sinh viên học tập, sáng tạo trong một môi trường chuyên nghiệp và năng động. Đồng thời, sinh viên của chuyên ngành Công nghệ chế tạo máy được khuyến khích nỗ lực không ngừng, năng động trong học tập và cuộc sống, hoàn thiện kỹ năng chuyên môn, đam mê nghiên cứu khoa học và trau dồi các kĩ năng mềm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.

Trong quá trình đào tạo và nghiên cứu, tập thể giảng viên và sinh viên ngành Công nghệ chế tạo máy nói riêng và Khoa cơ khí nói chung đã đạt được những thành tích nổi bật như:

  • Đạt giải 3 cuộc thi Robocon toàn quốc năm 2013.
  • Sinh viên đạt các giải cao trong cuộc thi tay nghề thiết kế cơ khí toàn quốc.
  • Nghiên cứu và nghiệm thu thành công nhiều đề tài cấp Trường, cấp Bộ.
  • Hàng năm, Khoa Cơ khí thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề thiết kế, gia công cơ khí cho sinh viên ngành Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.

Từ năm 2015 đến nay, Khoa đã thực hiện thành công 5 đề tài NCKH cấp trường, 2 đề tài NCKH cấp bộ, 18 bài báo quốc tế (2 bài SCI, 3 bài SCIE, 13 bài EI&ISI). 

Hình 4. Các hoạt động và thành tích nổi bật của sinh viên, giảng viên ngành

Công nghệ chế tạo máy tại trường Cao đẳng Công thương TP.HCM 

  1. Địa chỉ liên hệ và tư vấn tuyển sinh 
  • Địa chỉ: Khoa cơ khí – Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM

                      20 Tăng Nhơn Phú, P.Phước Long B, Quận 9, TP.HCM

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN