02/05/2024

46 Lượt xem

1. Mục tiêu đào tạo

a. Tổng quan ngành Điện tử truyền thông (Tên cũ: Điện tử viễn thông)

  •   Nhu cầu về thông tin truyền thông của xã hội hiện ngày càng trở nên vô cùng quan trọng. Con người trong thế giới hiện đại không thể sống thiếu các thiết bị phương tiện hỗ trợ thông tin như: Các thiết bị thông tin vệ tinh, hệ thống truyền dẫn thông tin quang, di động, phát thanh, truyền hình, máy điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng, máy chủ…Tất cả kết nối với nhau tạo thành mạng thông tin toàn cầu.
  •   Như vậy có thể nói ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Truyền thông (tên gọi cũ là ngành Điện tử-Viễn thông) là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến giúp cho việc trao đổi thông tin giữa con người với nhau diễn ra thuận lợi trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau.
  •   Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Truyền thông càng phát triển mạnh mẽ để phục vụ cho nhu cầu sử dụng và truyền dữ liệu của con người đang tăng theo hàm số mũ thì càng là một trong những ngành có nhu cầu nguồn nhân lực lớn nhất hiện nay.

b.Mục tiêu đào tạo

  •   Chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Truyền thông Trường Cao Đẳng Công Thương TPHCM đào tạo sinh viên sau khi tốt nghiệp trở thành kỹ thuật viên có kiến thức lý thuyết chuyên sâu, tay nghề thực hành thành thạo, đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với kiến thức đào tạo chuyên sâu và tay nghề thực hành thành thạo, Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Điện tử, Truyền thông có khả năng tiếp cận nhanh với sự phát triển của Khoa học công nghệ mới trong lĩnh vực Điện tử và Truyền thông.
  •   Cử nhân chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật (CNKT) Điện tử và Truyền thông có đủ khả năng ứng dụng lý thuyết và kỹ năng thực hành lắp ráp, kiểm tra các loại mô hình hệ thống mạng LAN, WAN, hệ thống thông tin di động, mạng máy tính. Có khả năng bảo trì, thi công, quản lý hệ thống tổng đài viễn thông, mạng máy tính. Biết sử dụng các thiết bị chuyên dụng viễn thông, các phần mềm phụ trợ như Matlab, ngôn ngữ lập trình, Thiết kế mạch … để tính toán, phân tích sự cố và đưa ra giải pháp và trực tiếp khắc phục sự cố trong mạng viễn thông.
  •   Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Điện tử, Truyền thông sẽ đáp ứng được các yêu cầu về tiếng Anh giao tiếp tương đương TOEIC 350 cũng như có trình độ tin học căn bản, tin học chuyên ngành.

Hình 1: Thông tin liên lạc viễn thông

  1. Chuẩn đầu ra

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên chuyên ngành CNKT Điện tử, Truyền thông có thể đáp ứng các khả năng sau:

  •   Đọc, hiểu tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh.
  •   Có kiến thức nền tảng về mạng  PSTN, GSM, 3G/WCDMA, mạng IP.
  •   Cài đặt, quản lý được các phần mềm ứng dụng trên PC, Laptop, Server.
  •   Xử lý sự cố phần cứng, phần mềm ứng dụng trên PC, Laptop, Server.
  •   Thiết kế được các sản phẩm điện tử, thiết kế mạch điện tử.
  •   Sửa chữa, bảo trì, lắp đặt các thiết bị viễn thông (thiết bị Wifi, thuê bao ADSL, truyền hình cáp, truyền hình internet …).
  •   Thi công, lắp đặt, cấu hình các thiết bị và hệ thống viễn thông (Tổng đài nội bộ, camera giám sát, BTS, Node B, 4G …).
  •   Sửa chữa, bảo trì các thiết bị và hệ thống viễn thông.
  •   Giám sát công việc thi công, lắp đặt, cấu hình các thiết bị và hệ thống viễn thông.
  •   Tư vấn, hướng dẫn sử dụng các thiết bị và dịch vụ viễn thông.
  •   Đọc được bản vẽ hạ tầng mạng viễn thông, thi công lắp đặt hạ tầng viễn thông.
  1.  Vị trí công việc sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân chuyên ngành Điện tử, Truyền thông có thể làm các công việc về:

  •  Kỹ thuật viên tư vấn, tính toán, thiết kế, khai thác, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống tại các đơn vị sản xuất, sử dụng sản phẩm thuộc lĩnh vực Điện tử, Viễn thông, Máy tính.
  •  Nhân viên trực tiếp sản xuất, quản lý, điều hành sản xuất tại các doanh nghiệp, công ty sản xuất sản phẩm điện tử, viễn thông.
  •  Nhân viên tư vấn kỹ thuật kinh doanh các dịch vụ thuộc lĩnh vực điện tử viễn thông.
  •  Nghiên cứu viên tại các trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm các sản phẩm về Kỹ thuật điện tử, Viễn thông và Máy tính.

Sự nghiệp lâu dài

  •  Quản đốc trong các nhà máy sản xuất thiết bị Điện tử, Viễn thông.
  •  Chuyên gia tư vấn kỹ thuật kinh doanh thiết bị Điện tử, Viễn thông.
  •  Quản lý, điều hành việc bảo trì thiết bị tại các hộ thuê bao, trạm thu phát sóng, tổng đài, mạng máy tính.
  •  Quản lý nhóm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, khai thác sản phẩm mới thuộc lĩnh vực Điện tử, Viễn thông.

  1. Thời gian đào tạo, chính sách đào tạo và cơ hội học nâng cao
  •  Thời gian đào tạo: 3 năm, tuy nhiên chương trình học cho phép sinh viên có cơ hội học vượt để có thể rút ngắn thời gian đào tạo còn từ 2 – 2,5 năm.
  •  Đặc biệt, sinh viên được phép học song ngành, tức có thể học bổ sung một số môn học để được cấp thêm chứng chỉ chính qui tương đương của một trong các ngành học sau: Công nghệ kỹ thuật Điện công nghiệp, Công nghệ kỹ thuật Điện tử công nghiệp, Công nghệ kỹ thuật Tự động hóa.
  •  Được phép học liên thông sau khi tốt nghiệp với tất cả các trường đại học trên cả nước (được phép đào tạo liên thông) với chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Truyền thông; Công nghệ kỹ thuật Điện tử công nghiệp, Kỹ thuật máy tính.
  1. Nội dung chương trình

Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Truyền thông được xây dựng trên sự tích hợp nhiều môn cơ sở ngành như kỹ thuật điện, CNKT Điện tử, CNKT Máy tính …

Sinh viên chuyên ngành CNKT kỹ thuật Điện tử, Truyền thông được đào tạo với khung chương trình giảng dạy được tóm tắt cơ bản như sau:

Hình 2: Chương trình đào tạo

  1. Cơ sở vật chất

Phòng thực hành Điện tử cơ bản; Phòng thực hành Kỹ thuật số; Phòng thực hành Vi điều khiển; Phòng thực hành Truyền số liệu; Phòng thực hành Xử lý tín hiệu số; Phòng thực hành Ghép kênh tín hiệu; Phòng thực hành Mạng máy tính, viễn thông, lắp ráp cài đặt máy tính; Phòng thực hành Thiết bị viễn thông đầu cuối; Phòng thực hành Thiết kế mạch điện tử viễn thông.

Đặc biệt, chương trình đào tạo của nhà trường có cung cấp cho sinh viên chuyên đề thực tế doanh nghiệp nhằm giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về thực tế nghê nghiệp cho tương lai.

  1. Các hoạt động của chuyên ngành

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Truyền thông được phát triển dựa trên đội ngũ giảng viên của khoa Điện – Điện tử gồm 31 giảng viên trong đó có 2 giảng viên có trình độ Tiến sĩ kĩ thuật được đào tạo ở nước ngoài, 2 nghiên cứu sinh Tiến sĩ đang nghiên cứu trong nước và ngoài nước, 22 giảng viên đạt trình độ Thạc sĩ kỹ thuật, 5 giảng viên đạt trình độ Kỹ sư đúng chuyên ngành được tu nghiệp từ các trường Đại học, Học viện uy tín trong và ngoài nước.

Hình 3: Đội ngũ giảng viên

Tập thể giảng viên ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Truyền thông nói riêng và các chuyên ngành trực thuộc khoa Khoa Điện – Điện tử đã đạt được nhiều thành tựu như giành giải 3 cuộc thi Robocon toàn quốc năm 2009, sinh viên đạt các giải cao trong cuộc thi tay nghề cấp Bộ Công Thương, toàn quốc, nghiên cứu và nghiệm thu thành công nhiều đề tài cấp Trường, cấp Bộ.

Từ năm 2010 đến nay, tập thể giảng viên và sinh viên khoa Điện – Điện tử đã chủ trì và là thành viên nghiên cứu của 3 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 7 đề tài NCKH cấp Trường, nhiều bài báo quốc tế và nhiều thành tích nổi bậc khác.

  1. Địa chỉ liên hệ và tư vấn tuyển sinh
  • Địa chỉ: Khoa Điện – Điện tử – Trường Cao Đẳng Công Thương Tp.HCM
  • Số 20 Tăng Nhơn Phú – Phường Phước Long B – Thành phố Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh
  • Số điện thoại: 0283.7313631 – bấm tiếp số nội bộ (28)
  • Số điện thoại tư vấn tuyển sinh: 0283.7312370
  • Email: diendientu@hitu.edu.vn
  • Website: ddt.hitu.edu.vn

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN